1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hiền 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/07/1971 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 1090/QĐ-CTHSSV, ngày 14/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Chỉnh sửa tên đề tài thành “Ảnh hưởng của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đến nhận thức của giáo viên trường mầm non công lập thành phố Hà Nội”, tại Quyết định số 647/QĐ-ĐHGD, ngày 24/4/2019 của Trường Đại học Giáo dục; tại Quyết định số 983/QĐ-ĐHGD, ngày 02/6/2021 của Trường Đại học Giáo dục tên đề tài được sửa thành “Ảnh hưởng của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đến nhận thức của giáo viên trường mầm non công lập quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”; quyết định số 474/QĐ-ĐHGD, ngày 01/04/2022 của Trường Đại học Giáo dục tên đề tài được sửa thành « Ảnh hưởng của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đến nhận thức của giáo viên trường mầm non công lập-nghiên cứu trường hợp tại Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội”.
7. Tên đề tài luận án “Ảnh hưởng của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đến nhận thức của giáo viên trường mầm non công lập-nghiên cứu trường hợp tại Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội” theo Quyết định số 474/QĐ-ĐHGD, ngày 01/04/2022 của Trường Đại học Giáo dục.
8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
9. Mã số: 9140115
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phương Nga
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã giải quyết được câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra, và các nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đã đề ra, các số liệu đảm bảo độ tin cậy, cụ thể:
(i) Luận án đã làm phong phú thêm cơ sở lý luận và tổng quan về ảnh hưởng của chuẩn nghề nghiệp đến phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của GVMN, góp phần làm giầu thêm cơ sở lý luận và tổng quan về khoa học đo lường đánh giá trong giáo dục; Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trường hợp tại quận Đống Đa, các nghiên cứu khác trên quy mô rộng hơn có thể tiếp tục triển khai tại các địa phương khác trên cả nước.
(ii) Kết quả nghiên cứu luận án chứng minh được chuẩn nghề nghiệp đã có ảnh hưởng đến nhận thức của GV về phẩm chất nhà giáo và năng lực nghề nghiệp, từ thay đổi nhận thức họ đã có thay đổi về hành vi của bản thân từ đó dẫn đến những định hướng hoạt động tự rèn luyện bản thân theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, cụ thể như sau:
- Chuẩn nghề nghiệp đã làm thay đổi nhận thức về phẩm chất nhà giáo của GVMN các trường công lập trên địa bàn quận Đống Đa. Điều này phù hợp với kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp, mức tốt đạt chiếm tỷ lệ cao nhất (64.2%), mức đạt chiếm tỷ lệ thấp (5.7%).
- Nhận thức của GVMN về năng lực nghề nghiệp đã được thay đổi ở các mức độ khác nhau, bao gồm việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, việc xây dựng MTGD, việc phát triển mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và cộng đồng, việc sử dụng ngoại ngữ (tiếng dân tộc), ứng dụng CNTT, khả năng nghệ thuật trong hoạt động NDCSGD trẻ. Điều này đã được khẳng định qua kết quả phỏng vấn. GV đã chủ động đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng/chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em, đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em phù hợp điều kiện thực tiễn của trường/lớp; đồng thời GV quan tâm hơn đến xây dựng được một mối quan hệ gắn kết và bền vững giữa gia đình và nhà trường, việc huy động được sự phối hợp của cha mẹ trẻ vào việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ. GV đã sử dụng CNTT vào khai thác tài nguyên mạng trong chăm sóc giáo dục trẻ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy cho thấy GV tự lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, ban giám hiệu duyệt, sau đó tổ chức sinh hoạt chuyên môn với hội đồng giáo viên thông qua kế hoạch và thống nhất chương trình giảng dạy; tham gia ngay dự giờ, rút kinh nghiệm, phân tích ngay mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm cần phát huy từ đó tất cả mọi người đều có thể học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố như trình độ đào tạo, thâm niên công tác, bồi dưỡng tập huấn không ảnh hưởng đến nhận thức về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của GVMN, tuy nhiên có sự khác biệt giữa nhóm GV có kết quả xếp loại chuẩn ở mức khá và mức đạt, đồng thời kết quả cũng cho thấy các khóa tập huấn chuyên sâu về cách thu thập minh chứng có ảnh hưởng rất tích cực tới nhận thức của GVMN.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: kết quả luận án là căn cứ để đề xuất các chính sách trong sử dụng chuẩn nghề nghiệp GVMN
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trên cơ sở nghiên cứ của Luận án, tác giả và các nhà khoa học có tiếp tục mở rộng nghiên cứu trên địa bàn toàn TP Hà Nội hoặc các địa phương trên cả nước.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Thị Hiền, 2019, Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, Kỉ yếu hội thảo “Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục tiếp cận liên ngành và xuyên ngành, trường ĐHGD, ĐH Quốc gia Hà Nội, tr 457-466.
[2] Nguyễn Thị Hiền, 2020, Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng tiêu chí nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em trong chuẩn nghề nghiệp đến kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên trường mầm non công lập thành phố Hà Nội, tạp chí Cựu giáo chức, số 164, tháng 12/2020, tr 40-45
[3] Nguyễn Thị Hiền, Xây dựng công cụ nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu chí về “nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em” trong chuẩn nghề nghiệp đến kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên trường mầm non, Tạp chí giáo dục, số 496 (kỳ 2-2/2021, tr 8-13, ISSN 2354-0753.
[4] Nguyen Thi Hien, Mai Van Hung, 2021, Professional Standards Training and Preschool Tearches’s Knowledge about Professional Standards, New notification from Journal of Asian Multicultural Research for Educational Study.
[5] Nguyen Thi Hien, Nguyen Thi Thanh, 2021, The influence of professional standards on the perception of teacher quality among public preschool teachers in Dong Da district, Hanoi, 1st Ha Noi forum on Pedagogical and Educational Sciences (HA. S02.10)