bet 365 com - Nhiệm Hữu Hạn.Nền tảng chính thức

Trường ĐH Giáo dục tiếp tục hợp tác sâu rộng với các trường Đại học ở Nauy trong các dự án học thuật về nghiên cứu trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực trong tâm lý và giáo dục

Ngày 3/1/2022, Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN đã tổ chức khai mạc khoá học mùa đông (winter school) “Các trị liệu tâm lý và các kỹ thuật hỗ trợ phụ hồi sang chấn và lạm dụng” và họp tổng kết giữa kì với lãnh đạo các trường đối tác tham gia vào dự án.

Tham dự Khoá học về phía Nauy có Phó tham tán, ĐSQ Nauy tại Việt namMette Møglestue, Counsellor; Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Tâm lý cho thảm họa, ĐH Bergen, Nauy, GS. TS. Arne Magnus, Đại diện Trung tâm tâm lý thảm họa, ĐH Bergen, Na uy; PGS. TS. Kerstin Soderstrom. Chủ nhiệm dự án NOPPART, ĐH Khoa học ứng dụng Innland, Nauy và các giảng viên tham gia giảng dạy khác.

Về phía Trường ĐH Giáo dục có Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Quý Thanh; PGS.TS. Đặng Hoàng Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục cùng toàn thể học viên tham gia khoá học.

Chương trình tập huấn mùa đông về các trị liệu tâm lý và các kỹ thuật hỗ trợ phục hồi sau sang chấn và lạm dụng là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ của dự án “SAFE&SOUND”

Phát biểu tại phiên khai mạc, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục GS.TS. Nguyễn Quý Thanh bày tỏ vui mừng và vinh dự khi được chào đón Phó tham tán, ĐSQ Nauy tại Việt namMette Møglestue, đại diện các đối tác đến từ Nauy và các học viên trong khoa học mùa đông Các trị liệu tâm lý và các kỹ thuật hỗ trợ phụ hồi sang chấn và lạm dụng.

GS.TS. Nguyễn Quý Thanh khẳng định, Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN là một trong những cơ sở đầu tiên trong cả nước xây dựng chương trình thạc sĩ và tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng (TLHLS) và cam kết thúc đẩy chuyên ngành TLHLS và nâng cao năng lực về sức khoẻ tâm thần (SKTT) trẻ em và vị thành niên ở Việt nam và Đông Nam Á.

Trong 15 năm qua, bên cạnh đào tào 14 khóa thạc sĩ và 7 khóa tiến sĩ chuyên ngành TLHLS trẻ em và vị thành niên, trường ĐHGD triển khai các nghiên cứu cơ bản và tiên phong, các dự án phát triển trong lĩnh vực như “Nghiên cứu dịch tễ học về SKTT trẻ em Việt nam”, “Xây dựng và đánh giá hiệu quả của chương trình chăm sóc SKTT dựa vào trường học tại trường tiểu học”, “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học tâm lý lâm sàng tại Đông Nam Á”, v.v. Đặc biệt, dự án:“Nâng cao năng lực và các hoạt động học thuật về trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực” theo nguồn tài trợ của Cơ quan hợp tác phát triển đai học Nauy NOPPART đã khẳng định vai trò của trường ĐH Giáo dục trong nghiên cứu và phát triển chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng và sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. GS.TS Nguyễn Quý Thanh cũng nhấn mạnh rằng, khóa học mùa đông này không chỉ là cơ hội chia sẻ kiến thức, mà còn gia tăng sự hiểu biết và kết nối giữa đơn vị đối tác trong và ngoài nước, giữa những người thực hành nghề trong cộng đồng nghề nghiệp và các học viên của chương trình thạc sĩ TLHLS trẻ em và VTN của trường Đại học Giáo dục.  

Theo nhiều báo cáo được công bố, Việt nam được cho là đất nước dễ chịu ảnh hưởng của các sang chấn tâm lý. Thứ nhất, Việt Nam trải qua cuộc chiến tranh dài và các di chứng của chiến tranh vẫn còn hiện hữu ở hiện tại. Thứ hai, Việt nam với đường bờ biển dài và ở khu vực địa lý dễ xảy ra các thiên tai, dẫn đến tần xuất cao cá nhân chứng kiến hoặc trải nghiệm sang chấn. Thứ ba, Việt nam là nước đang phát triển, với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế, xã hội, cấu trúc gia đình, làm gia tăng các stress và các bất ổn về tâm lý trong đời sống.

Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê năm 2011 dựa trên số liệu khảo sát 11,000 hộ gia đình, 73,9% trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi trải nghiệm kỷ luật bạo lực, ví dụ như trừng phạt thể chất hoặc trừng phạt tâm lý xã hội, 55,5% là nạn nhân của hành vi xâm khích (GSO, 2011). Trong một khảo sát 2591 vị thành niên từ 12-18 tuổi, 39% báo cáo bị lạm dụng tình cảm, 48% báo cáo bị lạm dụng thể chất, gần 20% báo cáo bị lạm dụng tình dục và 29% báo cáo bị bỏ mặc (Nguyễn và cộng sự, 2010). Các con số này thực sự là đáng quan ngại.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực hỗ trợ tâm lý về sang chấn ở Việt nam rất hạn chế, trong bối cảnh chung hạn hẹp nguồn nhân lực về SKTT. Đây cũng chính là lý do dự án NOPPART mà trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN, ĐH Innland Nauy, ĐH Bergen ấp ủ và xây dựng, với mong muốn đào tạo nhân lực về hỗ trợ tâm lý trong lĩnh vực trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực và sang chấn.

Dự án Safe and Sound cũng khẳng định sự quan tâm của chính phủ Nauy đến lĩnh vực tâm lý, xã hội cũng như đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong giáo dục giữa hai nước. Các hoạt động của dự án không chỉ giúp tăng cường những kiến thức, kỹ thuật mới, hiện đại từ các giảng viên nước ngoài cho học viên, giảng viên Việt Nam, mà các giảng viên từ đất nước Nauy cũng học hỏi được từ Việt Nam, có thể hiểu thêm về các đặc điểm văn hóa của người việt nam trong các sang chấn cũng như khả năng tự phục hồi của chúng ta, v.v. Chúng ta xích lại gần nhau hơn trong học thuật, văn hóa và giáo dục. 

Cũng trong khuôn khổ của chương trình, đại diện lãnh đạo của Trường ĐH Giáo dục, Trung Tâm Tâm lý Khủng hoảng - ĐH Bergen và ĐH Khoa học Ứng dụng Inland đã họp bàn để đánh giá giữa kì các hoạt động đã hoàn thành của dự án cũng như các định hướng phát triển trong tương lai. Các bên đều thể hiện mong muốn kéo dài dự án và tăng cường tính chất đa ngành, liên ngành trong nghiên cứu về trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực.


 

Dự án “SAFE & SOUND” là chương trình hợp tác 5 năm (2019-2024) giữa trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Đại học Khoa học Ứng dụng Inland và Đại học Bergen của Na -Uy. Dự án do chính phủ Na Uy tài trợ thông qua chương trình đối tác học thuật toàn cầu (NORPART). Mục tiêu của dự án là đẩy mạnh các hoạt động học thuật trong tâm lý, giáo dục và các ngành khoa học xã hội khác qua đó nâng cao năng lực của cả trường đại trong lĩnh vực trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực, sức khỏe và phát triển bền vững.

 

UEd Media

11:01 06/01/2023

Sự kiện

bet 365 com
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: vilavo.com
 
© bet 365 com Nhiệm Hữu Hạn.Nền tảng chính thức All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ