bet 365 com - Nhiệm Hữu Hạn.Nền tảng chính thức

Hội thảo: Giáo dục sớm - Giáo dục Phần Lan - cánh cửa mở ra thế giới

Sáng nay 8/01/2023, tại ĐHQGHN đã diễn ra Hội thảo: “Giáo dục sớm - Giáo dục Phần Lan - cánh cửa mở ra thế giới”. Khoa các Khoa học Giáo dục, Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Khoa học Giáo dục thuộc bet 365 com – ĐHQGHN phối hợp với Hệ thống giáo dục Tân Thời đại đồng tổ chức.

Hội thảo: "Giáo dục sớm - Giáo dục Phần Lan - cánh cửa mở ra thế giới" thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các nhà khoa học

Hội thảo nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và chuyên môn học thuật với các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực giáo dục sớm – Giáo dục Phần Lan và thực tiễn áp dụng triết lý, mô hình, chương trình giáo dục sớm của Phần Lan vào Việt Nam; Từ đó đề xuất cách thức triển khai các phương pháp giáo dục hiện đại vào trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Tham dự Hội thảo, về phía Bộ GD&ĐT có Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non TS. Cù Thị Thuỷ;

Về phía Hệ thống Giáo dục Tân Thời đại có Phó Tổng Giám đốc Ths. Đào Thị Thu Thảo, Trưởng Ban Cố vấn chuyên môn TS. Đào Thị Bình cùng các Hiệu trưởng trường mầm non Tân Thời Đại; Giám đốc chuyên môn, Chuyên gia giáo dục sớm Mr. Olli Kamunen.

Về phía các đơn vị đối tác tại Phần Lan có Bà Hanna Matilda Soumo – Nhà đồng sáng lập công tu Onni Phần Lan.

Về phía Trường ĐH Giáo dục có Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Quý Thanh, Phó Hiệu trưởng TS. Nguyễn Đức Huy, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục PGS.TS. Trần Thành Nam; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Khoa học Giáo dục TS. Chu Thị Hồng Nhung và đại diện lãnh đạo các Khoa, giảng viên, sinh viên quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục GS.TS. Nguyễn Quý Thanh phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Quý Thanh bày tỏ vui mừng khi được chào đón các vị khách quý, các vị đại biểu tới tham dự Hội thảo. GS.TS. Nguyễn Quý Thanh cho rằng: “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với vị thế và trách nhiệm của một đơn vị đào tạo và nghiên cứu về khoa học giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non, Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN luôn dành sự quan tâm và kỳ vọng tích cực đối với chủ đề giáo dục sớm thông qua nhiều hình thức khác nhau như: nghiên cứu cá nhân, nghiên cứu theo nhóm, sản phẩm dịch vụ, đào tạo giáo viên mầm non”.

Hiệu trưởng kỳ vọng, việc triển khai phối hợp với Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại, trong đó tổ chức Hội thảo “Giáo dục sớm – Giáo dục Phần lan – Cánh cửa mở ra thế giới” là một trong những hoạt động tiên phong; đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp cho quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Giáo dục và Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại. Đồng thời hai bên sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển sâu rộng các hoạt động hợp tác thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non trong tương lai.

Đại diện Trường Đại học giáo dục Phó Hiệu trưởng TS. Nguyễn Đức Huy và và đại diện Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại Phó Tổng Giám đốc Ths. Đào Thị Thu Thảo đã cùng nhau kí kết biên bản hợp tác dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai bên và các đại biểu tham dự

Ngay sau phát biểu khai mạc của Hiệu trưởng, Trường Đại học Giáo dục và Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đã thực hiện Ký kết biên bản hợp tác với nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy nhiều hoạt động quan trọng trong đó có: nghiên cứu giáo dục mầm non, đào tạo bồi dưỡng, thực hành nghề nghiệp…

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS. Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục cho biết, nhiều nghiên cứu được công bố trên thế giới hiện nay đều khẳng định những trải nghiệm đầu đời có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ và năng lực học tập khi trưởng thành. Bộ não của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 5 tuổi là linh hoạt nhất, dễ thích ứng nhất với mọi hoạt động trải nghiệm và tương tác với môi trường. Giai đoạn này, các kết nối thần kinh của trẻ có nhiều gấp đôi số kết nối thần kinh khi trưởng thành. Và những tương tác với cha mẹ, người lớn khác và bạn đồng trang lứa sẽ khắc hoạ nên những hệ kết nối làm nền tảng vững chắc cho sự nghiệp học tập sau này. Đó là lý do tại sao việc nuôi dưỡng và phát triển những năng lực xã hội, cảm xúc, nhận thức, ngôn ngữ trong những năm đầu đời lại quan trọng như vậy.

Theo PGS.TS. Trần Thành Nam giáo dục sớm là một khoa học giáo dục về não bộ, thực chất là quá trình trẻ học mọi thứ xung quanh mình. Chính vì vậy, giáo dục sớm bắt đầu ngay từ trong thai kỳ, khi thai nhi phát triển đầy đủ các giác quan để đón nhận mọi kích thích từ môi trường bên ngoài.

Nói đến giáo dục sớm là nói đến việc đánh thức năng lực tiềm ẩn và vô hạn của con người, bồi dưỡng nền tảng tính cách ở giai đoạn trí tuệ con người phát triển nhất (bộ não đang phát triển) bởi bản chất của giáo dục sớm là đem đến cho con trẻ một cuộc sống đầy thú vị, nhưng phải được được kích thích và rèn luyện một cách phù hợp nhằm nâng cao tố chất cơ bản, nó không nhằm tích lũy kiến thức và khác hoàn toàn với giáo dục thông thường. Với ý nghĩa và giá trị của nó giáo dục sớm luôn được các nhà giáo dục quan tâm đặc biệt trong thời đại công nghệ số.

Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Phần Lan, Nhật Bản… mô hình về giáo dục sớm đã được phát triển và mở rộng từ nhiều năm qua. Tại Việt Nam hiện nay đang tích cực đẩy mạnh triển khai giáo dục sớm trong các nhà trường. Giáo dục sớm là tác động sớm để trẻ phát triển phù hợp độ tuổi của trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có một khả năng phát triển, thế mạnh riêng. Giáo dục sớm nhằm hướng tới phát hiện những khả năng riêng đó để trẻ có thể phát triển theo đúng sở trường, thế mạnh của riêng mình. Giáo dục sớm phải phát huy được tinh thần hứng thú, sáng tạo của trẻ em chứ không phải "ép" trẻ học cứng nhắc.

Giáo dục Phần Lan xây dựng nền tảng giáo dục sớm từ chất lượng đội ngũ giáo viên. Nghĩa là chất lượng giáo viên phải được chú trọng và tư duy của giáo viên cũng phải hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, phát huy tính tích cực và thế mạnh của mỗi trẻ. Vai trò của giáo viên đối với Giáo dục sớm là rất quan trọng, giáo viên sẽ là người chơi cùng, học cùng trẻ, từ đó lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp. Giáo dục sớm đòi hỏi sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của giáo viên, nhưng sự sáng tạo đó phải nằm trong khuôn khổ, mang tính khoa học chứ không thể thích gì làm nấy. Giáo dục Phần Lan coi giáo viên là linh hồn của lớp học. Vị thế người Thầy trong xã hội được khẳng định và hiển hiện trong đời sống thực.

Tại Hội thảo, nhiều nhóm vấn đề đã được các diễn giả, các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã tập trung bàn thảo như:

Chủ đề 1: Xu hướng, mô hình và các phương pháp giáo dục sớm trên thế giới và thực tiễn triển khai tại Việt Nam dưới góc nhìn của chuyên gia GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến

Theo GS.TS. Nguyễn Hoàng Yến, trong cộng đồng vẫn còn tồn tại những niềm tin sai lầm rằng giáo dục sớm là giáo dục thần đồng. Nhiều cha mẹ mong muốn con mình có những tài năng đặc biệt ngay từ sớm, thúc đẩy con phát triển sâu về một lĩnh vực nào đó ngày từ nhỏ và thúc đẩy một cách cưỡng ép. Điều này khiến cho trẻ gặp nhiều áp lực và đôi khi không những không phát triển mà còn làm mất đi những cảm xúc của trẻ ở lĩnh vực đó.

Mỗi đứa trẻ có những năng lực riêng, đặc biệt là nền tảng sinh học. Đối với trẻ nhỏ lại càng phải quan tâm hơn đến những năng lực chuyên biệt và giúp cho năng lực ấy phát triển một cách tự nhiên nhất. Vì vậy, chúng ta không nên ép tất cả trẻ nhỏ đều phải phát triển như nhau, đều phải học và đạt được kết quả như nhau.

Giáo dục sớm cũng không phải là dạy trước chương trình học của các lứa tuổi lớn hơn. Chúng ta cần phải hiểu giáo dục sớm là giáo dục tố chất, tạo nền tảng cho sự phát triển của trẻ và giúp trẻ phát triển tốt hơn khi trưởng thành. Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển tự nhiên, toàn diện thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn gắn với cuộc sống của trẻ có định hướng giáo dục. Giáo dục sớm cũng phải đúng thời điểm và đúng cách.

Và rất nhiều các xu hướng tiếp cận giáo dục sớm như Educaring, Edutainment, Maker movement hay giáo dục trong môi trường tự nhiên với các rủi ro được cân nhắc đã được GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến đưa ra bàn thảo.

Chủ đề thứ hai: Khung năng lực của Giáo viên Mầm Non và Tiểu học đáp ứng với bối cảnh số và hội nhập Quốc tế do PGS.TS. Trần Thành Nam và PGS.TS. Nguyễn Chí Thành trình bày

Báo cáo tập trung vào 2 phần chính. Phần thứ nhất nêu các cơ sở xác định năng lực giáo viên mầm non, tiểu học trong kỷ nguyên số đáp ứng hội nhập quốc tế. Đối với bậc học Mầm Non, những cơ sở cần thiết để dựa vào xây dựng khung chuẩn năng lực của giáo viên mầm non gồm bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục, robot giáo viên đã được sử dụng trong các trường Mầm non tại Phần Lan; mô hình năng lực giáo viên thế kỷ 21 (phải có kiến thức chuyên môn, công nghệ và sư phạm số); các chuẩn năng lực chung của công dân thế kỷ 21; khung tham chiếu về năng lực số của công dân các quốc gia trên thế giới; những yêu cầu ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; so chuẩn giáo viên mầm non trong nước và khu vực. Các yêu cầu mới về năng lực số trong chương trình giáo dục trẻ mầm non. Tất cả những cơ sở đó góp phần hình thành nên khung năng lực cho giáo viên mầm non gồm các tiêu chuẩn về Phẩm chất, năng lực chung; năng lực sư phạm; năng lực giáo dục và năng lực khoa học chuyên ngành Mầm non trong đó đề cập cụ thể đến khung năng lực số cho giáo viên mầm non.

Chủ Ba: Mô hình và chương trình Giáo dục Phần Lan

Tại chủ đề thứ Ba của Hội thảo, TS. Hoàng Thị Nho, Trưởng Bộ Môn MN, Trường ĐHGD với đồng tác giả TS. Vũ Thị Ngọc Minh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã báo cáo về Chương trình Giáo dục Mầm non Phần Lan. Báo cáo giới thiệu về những triết lý cốt lõi (gồm giá trị cá nhân của mỗi trẻ được thể hiện; lớn lên như một con người và quyền trẻ em được tôn trọng). Hay những giá trị mà Chương trình trường học Phần Lan hướng đến như: Mối quan hệ cá nhân nồng ấm; Lớn lên, học tập và phát triển an toàn; Môi trường an toàn, lành mạnh, cho phép trẻ chơi và các loại hoạt động phong phú khác nhau; Hiểu và giao tiếp phù hơp với sự trưởng thành và độ tuổi của trẻ; Được nhận những hỗ trợ đặc biệt mà trẻ muốn; Văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, niềm tin của trẻ.

Chúng ta sẽ tìm hiểu GDMN của Phần Lan đã được tổ chức (học qua chơi và trải nghiệm; ghép nhóm tuổi hỗn hợp; tiếp cận lãnh đạo trẻ) để cải thiện niềm vui và ý nghĩa của việc học tập với học sinh, nâng cao tư duy và học cách tìm hiểu cũng như các kỹ năng chuyển đổi, hỗ trợ phát triển trường học như cộng đồng học tập hợp tác. Các phương pháp kiểm tra đánh giá theo dõi sự phát triển của trẻ theo chương trình Giáo dục Mầm non của Phần Lan cũng sẽ được trình bày.

Bài trình bày thứ hai đến từ ThS Olli Kamunen, một người đã làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non trong 20 năm với tư cách là một giáo viên, giám đốc và huấn luyện viên. Kamunen cũng đã trực tiếp hợp tác với Tân Thời Đại trong 5 năm với tư cách là chuyên gia đào tạo giáo viên và giám sát viên giúp triển khai các phương pháp Sư phạm CTGD Phần Lan vào thực tế như thế nào dưới giác độ một chuyên gia quốc tế.

ThS Đào Thị Thu Thảo, Phó tổng Giám đốc Công Ty GD Tân Thời Đại đã trao đổi về việc áp dụng mô hình giáo dục Phần Lan tại hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại từ những kinh nghiệm thực tiễn triển khai. Qua đó báo cáo đề cập tới bối cảnh GDMN tại Việt Nam những năm 2018 và những căn cứ khóa học để lựa chọn tiếp cận GD của Phần Lan. Việc ứng dụng các quan điểm, triết lý, nguyên tắc giáo dục Phần lan và cách thức chuyển gia, triển khai mô hình tại Tân Thời Đại. Những thuận lợi, khó khăn, thành công, thách thức và những kiến nghị đề xuất hợp tác sẽ được đưa ra.

Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để lắng nghe các ý kiến đóng góp, thảo luận, trao đổi phản biện đến từ các chuyên gia và đại biểu tham dự.

Ban tổ chức hy vọng, Hội thảo “Giáo dục sớm - Giáo dục Phần Lan - cánh cửa mở ra thế giới” đã khép lại nhưng thành công của Hội thảo sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới không chỉ cho tổ chức mà cho các cá nhân trong việc triển khai các chương trình nghiên cứu, học thuật, đào tạo bồi dưỡng và thực hành nghề nghiệp.

UED Media

01:01 08/01/2023

Sự kiện

bet 365 com
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: vilavo.com
 
© bet 365 com Nhiệm Hữu Hạn.Nền tảng chính thức All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ