1. Họ và tên nghiên cứu sinh: KIỀU THỊ THÙY TRANG 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/03/1974 4. Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1521/QĐ-ĐHGD, ngày 16 tháng 10 năm 2017
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Tôi được giao đề tài tiến sĩ: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua các hoạt động giáo dục của nhà trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, tại QĐ số: 1521/QĐ-ĐHGD, ngày 16/10/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.
Tôi được phép chỉnh sửa tên đề tài thành: “Yếu tố giới trong lãnh đạo trường phổ thông: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh”, tại Quyết định số: 516/QĐ-ĐHGD ngày 16/4/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
Tại cuộc họp hội đồng cấp cơ sở, được sự góp ý kiến của các nhà khoa học, chúng tôi xin chỉnh sửa tên đề tài thành: “Lãnh đạo trường phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu theo tiếp cận giới”, tại Quyết định số: 1476/QĐ-ĐHGD ngày 20/6/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
Kéo dài thời gian học tập 24 tháng tại Quyết định số 968/QĐ-ĐHGD, ngày 16/07/2020 và 1259/QĐ-ĐHGD, ngày 09/07/2021
Buộc thôi học tại Quyết định số 1142/QĐ-ĐHGD, ngày 11/07/2022
Được phép trở lại trường để bảo vệ luận án tại Quyết định số 2284/QĐ-ĐHGD, ngày 30/11/2022
7. Tên đề tài luận án: Lãnh đạo trường phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu theo tiếp cận giới
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 9. Mã số: 9 14 01 14
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
- Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh
- Tiến sĩ Hoàng Gia Trang
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: (nêu tóm tắt các kết quả mới của luận án)
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của yếu tố giới tới phong cách và hiệu quả lãnh đạo trường phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sự khác biệt trong phong cách và hiệu quả lãnh đạo các hoạt động của nhà trường ở hiệu trưởng nữ và hiệu trưởng nam thể hiện qua 4 chiều cạnh: 1) Sự tham gia của giáo viên vào các hoạt động của nhà trường; 2) Lãnh đạo hoạt động dạy học của trường học; 3) Kết quả các hoạt động lãnh đạo nhà trường; 4) Đặc điểm phẩm chất trong phong cách của người lãnh đạo trường phổ thông. Phân tích kết quả cho thấy, những trường học có hiệu trưởng là nữ thì giáo viên được tham gia hoạt động lãnh đạo nhiều hơn trường có hiệu trưởng là nam. Bên cạnh đó, qua đánh giá của giáo viên đối với 10 nội dung lãnh đạo trường học thì hiệu trưởng nữ cũng nhận được điểm đánh giá cao hơn hiệu trưởng nam. Luận án cũng đưa ra 17 đặc điểm của hiệu trưởng để giáo viên đánh giá. Kết quả cho thấy có hơn 70% ý kiến đánh giá rằng hiệu trưởng nữ có 10 đặc điểm, còn hiệu trưởng nam có 3 đặc điểm thể hiện rõ trong hoạt động lãnh đạo nhà trường. Cũng chính vì vậy, hiệu trưởng nữ được đánh giá là “Có hy sinh vì công việc chung” nhiều hơn so với hiệu trưởng nam. Cả hiệu trưởng nữ và hiệu trưởng nam vẫn còn một số hạn chế trong các hoạt động lãnh đạo như: khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Luận án đã đề xuất bảy giải pháp phát triển đội ngũ lãnh đạo trường phổ thông dựa trên đặc điểm về giới: 1) Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về sự tham gia của giới trong lãnh đạo trường phổ thông; 2) Quy hoạch, bổ nhiệm lãnh đạo trường phổ thông trên cơ sở yếu tố giới; 3) Phân công công việc lãnh đạo có tính đến yếu tố giới; 4) Đổi mới công tác bồi dưỡng lãnh đạo trường phổ thông gắn với đặc điểm giới; 5) Tăng cường hỗ trợ nữ trong công tác lãnh đạo trường phổ thông; 6) Phát triển câu lạc bộ nữ lãnh đạo trường phổ thông; 7) Xây dựng các tiêu chí về giới đối với đội ngũ lãnh đạo trường phổ thông. Các giải pháp đều nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy đa số các ý kiến trả lời khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
- Luận án đề xuất một số khuyến nghị đối với các Bộ, ngành, các Sở, ban ngành, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường phổ thông xem xét, vận dụng, tổ chức triển khai các giải pháp đề xuất. Việc tiến hành đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần phát huy yếu tố giới trong hoạt động lãnh đạo của hiệu trưởng, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Nâng cao năng lực lãnh đạo trường phổ thông của hiệu trưởng theo yếu tố giới.
- Góp phần hoàn thiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông.
- Làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- HAFPES 2021: “Evaluation of Schools’ Teachers on Management Effectiveness of Schools’ Principals in Ho Chi Minh City: Approach from Gender Perspectives”, Kieu Thi Thuy Trang, Nguyen Quy Thanh, Hoang Gia Trang (VNU - University of Education), p.336-342.
- HAFPES 2022: “Review of the Women Principals’ Leadership Styles”, Kieu Thi Thuy Trang (Department of Education and Training Ho Chi Minh) Tran Thi Thanh Ha - Nguyen Quy Thanh (VNU - University of Education), p.147-154.
- Kiều Thị Thùy Trang, Trần Thanh Nguyện (2023), Ảnh hưởng của hình mẫu người lãnh đạo đối với sự phát triển giáo dục ở cơ sở, Hội thảo Quốc tế “Giáo dục và quản lý giáo dục trong thời đại 4.0”, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục Việt Mỹ, tr.425-442.
- Kiều Thị Thùy Trang, Trần Thanh Nguyện (2023), Lãnh đạo và quản lý - Từ lý thuyết đến thực tiễn phát triển nhà trường, Tạp chí Khoa học Quản lý giáo dục, số Tháng 9/2023, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục, TP.HCM.