Phó Hiệu trưởng PGS.TS Lê Thái Hưng và TS. Hoàng Gia Trang là 2 đại diện của Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội tham dự sự kiện này. Tại đây, PGS.TS Lê Thái Hưng đã giới thiệu khái quát về Trường Đại học Giáo dục tới các đại biểu. Với vị thế là cơ sở giáo dục hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về khoa học giáo dục và sư phạm, đồng thời là thành viên tích cực của AUF, Phó Hiệu trưởng Lê Thái Hưng bày tỏ mong muốn được kết nối chặt chẽ và mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học thành viên của AUF trong thời gian tới.
PGS.TS. Lê Thái Hưng, Phó hiệu trưởng Trường ĐHGD – ĐHQGHN tham dự hội nghị (thứ nhất bên phải).
Buổi Lễ là cơ hội tuyệt vời để AUF nhìn lại chặng đường 30 năm mạng lưới trường đại học rộng lớn trên thế giới đã đi qua; mở ra cơ hội chia sẻ, hợp tác cùng phát triển giữa các trường đại học trong cùng mạng lưới, các đối tác.
PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp (thứ 4 từ trái qua phải), Chủ tịch C2R-AP nhiệm kỳ 2023 – 2025 PGS.TS.
Với kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường thành viên của Tổ chức AUF nhiệm kỳ 2023-2025, PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) được bầu làm chủ tịch. Trước đó, PGS.TS. Trịnh Văn Minh - Trưởng khoa Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục là thành viên trong hội đồng của AUF.
Cũng trong ngày 12/10/2023 tại Viện Công nghệ Campuchia (ITC) đã diễn ra Hội thảo: « Pháp ngữ khoa học: Tính hấp dẫn và quốc tế hóa của giáo dục đại học tại Châu Á – Thái Bình Dương » với các chuyên đề: (1) Khởi nghiệp ở trường đại học; (2) Cơ hội trao đổi sinh viên trong cộng đồng Pháp ngữ. Ngoài ra còn có hoạt động giao lưu kết nối giữa các đại biểu của các đơn vị thành viên Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tại Châu Á – Thái Bình Dương.
Kể từ khi thành lập vào năm 1993, chiến lược của AUF là xây dựng quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi giữa sinh viên, giáo viên và nhà nghiên cứu, trường đại học và nước sở tại.
Trong 30 năm hiện diện trong khu vực, AUF đã mở 5 lớp song ngữ ở Việt Nam đã thành công nhờ sáng kiến lớp song ngữ khu vực Đông Nam Á. Đây là điểm khởi đầu đầy hứa hẹn, đánh dấu những bước đi đầu tiên của AUF tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cuộc phiêu lưu này tiếp tục với sự đa dạng của các chương trình, dự án được triển khai tại Việt Nam, Lào, Campuchia, New Caledonia, Vanuatu…