bet 365 com - Nhiệm Hữu Hạn.Nền tảng chính thức

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023: ĐHQGHN kêu gọi đầu tư cho đào tạo tài năng và chất lượng cao

Tiếp nối thành công của Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2022, ngày 4/11 tại Hoà Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023 với 6 hội nghị chuyên đề và nhiều hoạt động bên lề hấp dẫn. Hội nghị chuyên đề 4: “Đầu tư cho đào tạo tài năng và chất lượng cao” do bet 365 com ĐHQGHN làm đơn vị đầu mối tổ chức. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đại diện các Sở GD&ĐT; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ giáo dục và ngân hàng.

Phó Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải chủ trì Hội nghị.

Phát hiện bồi dưỡng các tài năng, thu hút trọng dụng người tài vào các vị trí lãnh đạo quản lý các cấp là một trong những nội dung quan trọng được Đảng ta đặt ra. Để tạo ra những đột phá trong việc phát hiện, thu hút trọng dụng nhân tài, cần xây dựng hệ tiêu chí xác định nhân tài, có tiếp cận dài hạn trong bồi dưỡng phát triển nhân tài và tạo các cơ chế chính sách để trọng dụng, bổ nhiệm họ vào các vị trí lãnh đạo quản lý.

Với mục tiêu giới thiệu cho các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư trong và ngoài nước về các dự án, giới thiệu tiềm lực nghiên cứu, ý tưởng sản phẩm đào tạo giáo dục, hội nghị chuyên đề lần này cũng nhằm kết nối các nhà đầu tư với các nhà giáo dục. Các hạng mục xây dựng lần này có thể kể đến như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các viện nghiên cứu khoa học, các dự án mang lại giá trị thương mại, tiềm năng cho đầu tư, giúp các nhà đầu tư trên thị trường, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục tăng uy tín và vị thế, cũng như đảm bảo cho một mối quan hệ hợp tác lâu dài của ĐHQGHN với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phó Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải

ĐHQGHN khẳng định uy tín và vị thế của ĐHQGHN trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải chào mừng các nhà đầu tư và doanh nghiệp đã quan tâm, tham dự và chia sẻ tại Hội nghị chuyên đề 4: “Đầu tư cho đào tạo tài năng và chất lượng cao”.

Phó Giám đốc vui mừng cho biết, năm 2023 lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, ĐHQGHN được tổ chức xếp hạng Times Higher Education công bố lĩnh vực giáo dục của ĐHQGHN lọt top 400-500 cơ sở giáo dục đại học trên thế giới. Phó Giám đốc chúc mừng Trường ĐH Giáo dục khi là đơn vị đóng một vai trò quan trọng và nòng cột góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của ĐHQGHN trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam và vươn tầm quốc tế. Kết quả này không phải là nhất thời mà là cả 1 quá trình dài tích luỹ trên nhiều phương diện thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên.

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023 do ĐHQGHN tổ chức là cơ hội để Trường ĐH Giáo dục kêu gọi xúc tiến đầu tư đến với ĐHQGHN trong đó có Trường ĐH Giáo dục. Với những lợi thế tri thức, lợi thế về cơ sở vật chất, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải khẳng định, ĐHQGHN sẵn sàng hợp tác và triển khai các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước.

 

Trường ĐH Giáo dục sẵn sàng hợp tác và xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là Edtech.

Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN GS.TS. Nguyễn Quý Thanh chia sẻ, tri thức là sản phẩm của giáo dục, có tri thức, con người có hiểu biết về tự nhiên, xã hội, khoa học và công nghệ, là động lực giúp chúng ta xây dựng xã hội văn minh, đảm bảo an ninh chính trị, quốc phòng và phát triển kinh tế, phục vụ cuộc sống. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai bởi giáo dục, với mục tiêu đào tạo con người sẽ đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn, phục vụ công cuộc kiến tạo và đổi mới chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của đất nước. Trong xu thế phát triển nền kinh tế thị trường tri thức như ngày nay, giáo dục và đào tạo tài năng chất lượng cao càng phát huy hơn nữa tầm quan trọng của mình.

Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục GS.TS. Nguyễn Quý Thanh 

Khi xu hướng Edtech (ứng dụng khoa học và công nghệ) diễn ra, Trường ĐH Giáo dục nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi khi là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước thành lập Khoa Công nghệ Giáo dục và mở ngành đào tạo cử nhân Công nghệ Giáo dục nhằm đào tạo và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các ứng viên có khả năng sáng tạo và phát triển các sản phẩm công nghệ giáo dục, phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục, ứng dụng công nghệ trong giáo dục.

Bên cạnh đó, Trường ĐH Giáo dục mong muốn kết nối và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, khai thác hiệu quả của các đề tài nghiên cứu có yếu tố công nghệ thông tin, phát triển chương trình số và xây dựng các sản phẩm công nghệ giáo dục nhằm mục đích đẩy mạnh tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn trong giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Một số sản phẩm ứng dụng như: tư vấn hướng nghiệp cho học sinh sinh viên, tư vấn tâm lý giáo dục trực tuyến, trợ lý giảng dạy ảo, hệ thống trắc nhiệm thích ứng với từng cá nhân người học… là những sản phẩm khoa học công nghệ thông minh được các nhóm nghiên cứu là các giảng viên Trường ĐH Giáo dục xây dựng và phát triển nhằm phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nước nói chung.

Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các trường ĐH thành viên, đặc biệt là các Viện, Trung tâm nghiên cứu cao cấp trực thuộc ĐHQGHN là các dự án tiềm năng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Hiệu trưởng cho rằng, các dự án không chỉ mang lại giá trị về mặt thương mại mà còn giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực giáo dục gia tăng uy tín và vị thế, cũng như đảm bảo cho một mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững giữa ĐHGQHN nói chung và Trường ĐH Giáo dục nói riêng với các doanh nghiệp.

Tại Hội nghị chuyên đề “Đầu tư cho đào tạo tài năng và chất lượng cao”, Trường ĐH Giáo dục có 05 báo cáo xoay quanh các nội dung về tăng cường cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt là quy hoạch, phát triển hệ thống các các trường liên cấp/ trường chuyên/ chất lượng cao/ đạt chuẩn quốc tế. Các đại biểu tham dự Hội nghị đã cùng nhau bàn thảo các vấn vấn đề liên quan đến đầu tư cho đào tạo tài năng và chất lượng cao.

Giám đốc ĐHQGHN GS.TS. Lê Quân cùng các Phó Giám đốc: PGS.TS. Phạm Bảo Sơn, PGS.TS. Nguyễn Hiệu tham gian triển lãm các sản phẩm khoa học & công nghệ của Trường ĐH Giáo dục

Mô hình giáo dục và đào tạo tài năng

Theo PGS.TS. Trần Thành Nam – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, chỉ 3% dân số có cơ hội trở thành tài năng, nhưng có không nhiều trong số tài năng ấy thực sự trở thành nhân tài. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 74/132 thế giới về xếp hạng giáo dục và đào tạo tài năng theo bộ chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu năm 2022 dựa trên 6 tiêu chí: Attract (Thu hút nhân tài); Grow (Phát triển nhân tài); Retain (Giữ chân nhân tài); Enable (Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân tài); VT skills (Kỹ năng kỹ thuật và đào tạo nghề); GK skills (Kỹ năng tri thức toàn cầu).

Tài năng/nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, do đó cần có một phương thức nhận diện tài năng ngay từ sớm.

Dựa trên các đặc điểm nhận diện tâm lý của tài năng/nhân tài thông qua quan sát, PGS.TS. Trần Thành Nam đã chỉ ra những năng lực và phẩm chất đặc trưng: sự phát triển dựa trên việc coi trí lực ưu tú là trung tâm, trẻ ưu tú thường chia thành hai loại: một loại là trẻ ưu tú khác thường, trí lực toàn diện, còn một loại là trẻ ưu tú đặc biệt trong lĩnh vực đặc thù như toán học, âm nhạc, mỹ thuật, thể thao v.v

Trên thế giới, hệ thống nhận diện những học sinh ưu tú, nhân tài tiềm năng trên thế giới đã được phát triển qua các trắc nghiệm về trí tuệ IQ, trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số vượt khó AQ, chỉ số đam mê PQ, chỉ số sáng tạo CQ, chỉ số đam mê, thiên hướng nghề nghiệp… (1.5 – 2% xuất sắc nhất). Dường như Việt Nam chưa có hệ thống đánh giá toàn diện và đầy đủ cho việc nhận diện và phát triển tài năng trên thế giới, PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

PGS.TS. Trần Thành Nam cho rằng, ĐHQGHN với vai trò là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước cũng cần đưa ra được mô hình đào tạo cho các học sinh tài năng; huấn luyện phương pháp giáo dục cho học sinh tài năng, vạch ra chương trình, kiến tạo môi trường giáo dục tài năng cho sinh viên. Cần có hệ thống xác định đánh giá toàn diện để phát hiện tài năng, tiềm năng sớm; có các hệ thống để theo dõi và đưa ra các chương trình giáo dục cá nhân hoá với hệ thống đánh giá linh hoạt để thích ứng với từng cá nhân tài năng. Từ đó, PGS.TS. Trần Thành Nam đưa ra để xuất xây dựng hệ thống tuyển chọn học sinh tài năng.

Hệ thống trắc nghiệm tâm lý tự động do PGS.TS. Trần Thành Nam và nhóm nghiên cứu thực hiện là sản phẩm khoa học ứng dụng dựa trên định hướng đánh giá 8 năng lực cốt lõi của trí thông minh. Hệ thống đã được đưa vào đánh giá trên diện rộng và liên tục nâng cấp, hoàn thiện  hệ thống.

 

Chuyển đổi số, AI và các công nghệ hội tụ trong giáo dục và đào tạo tài năng

Rất khó để đoán định ngày mai công nghệ sẽ đi đến đâu – TS. Tôn Quang Cường - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN khẳng định. Câu chuyện từ thực tế giảng dạy đến ý tưởng và hiện thực hoá bằng các sản phẩm khoa học công nghệ, đặc biệt là sản phẩm khoa học công nghệ mang tính ứng dụng cao luôn cần sự kết nối, đầu tư giữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ đó, các phương thức và mô hình đào tạo mới có sự xuất hiện của công nghệ sẽ được hình thành.

Chúng ta cần nhìn nhận tư duy tiếp cận đào tạo tài năng cần đa dạng các phương thức, vì sự thành công của người học; và có những điều chỉnh đột phá trong cách thiết kế chương trình đào tạo.

TS. Cường đề xuất, Việt Nam cầm nhanh chóng xây dựng môi trường số và năng lực số để giải quyết bài toán trải nghiệm và thoả mãn nhu cầu phát triển cho các cá nhân tài năng.

Chuyển đổi số trong giáo dục có thể hiểu là quá trình định hình lại giá trị cốt lõi và tầm nhìn chuyển đổi cách tiếp cận, phương thức tổ chức hoạt động mọi mặt theo hướng đổi mới sáng tạo toàn diện dựa trên nền tảng công nghệ số trong giáo dục. Giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người; gia tăng tri thức và nhu cầu chia sẻ;…

TS. Tôn Quang Cường cho rằng, với thế mạnh về khoa học giáo dục, khoa học sư phạm  và ứng dụng công nghệ giáo dục trong đào tạo giáo viên, đào tạo các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục; Trường ĐHGD có tiềm lực lớn trong việc hợp tác và triển khai các giải pháp đào tạo và phát triển cá nhân tài năng; cùng nhau xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ và phát triển cá nhân tài năng/nhân tài.

 

Đào tạo tài năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm

Bà Nguyễn Thanh Loan - Phó Giám đốc Khối Quản trị và Phát triển Nguồn nhân lực, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) chia sẻ, SHB nhận diện rõ cơ hội hợp tác lớn giữa ĐHQGHN nói chung và Trường ĐH Giáo dục nói riêng trong việc đào tạo tài năng đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

Đại diện ngân hàng SHB đặt câu hỏi: Thị trường lao động hiện nay cần gì và ngân hàng SHB cần gì khi mở ra cơ hội hợp tác với ĐHQGHN trong lĩnh vực giáo dục.

Từ góc độ của đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bà Nguyễn Thanh Loan nhấn mạnh việc đào tạo sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học cần xác định rõ tư duy cống hiến và đãi ngộ, chủ động và thích ứng với nhữg thay đổi; có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, hiểu rõ về nghề nghiệp mình lựa chọn; xác định được những thách thức và rủi ro và đạo đức nghề nghiệp,

Bà Loan chia sẻ, SHB đã tích cực đóng góp vào công tác đào tạo và đào tạo tài năng ở Việt Nam, trong đó có ĐHQGHN. Về cơ sở vật chất, SHB đã tài trợ xây dựng và đầu tư hơn 7 tỷ đồng vào Trung tâm thực hành Tài chính Ngân Hà (SHB tài trợ xây dựng tại ĐHQGHN). Về con người, SHB đã triển khai Quỹ học bổng Ươm mầm tài năng ngay từ khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trung tâm Thực hành Tài chính Ngân hàng do SHB tài trợ tại ĐHQGHN nhằm mục đích tích hợp đào tạo thực hành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; triển khai mô hình ngân hàng thực hàng và các bài tập thực hành xây dựng từ thực tế hoạt động kinh doanh.

 

Đổi mới mô hình hoạt động, quản trị trường học đáp ứng trường thực hành chất lượng cao

Theo TS. Hoàng Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Khoa học Giáo dục, trực thuộc Trường Đại học Giáo dục, đổi mới mô hình hoạt động, quản trị trờng học đáp ứng trường thực hành chất lượng cao trước hết phải bắt đầu từ việc: (1) Lập kế hoạch và chiến lược phát triển. Trong đó, trường thực hành cần xác định rõ phương hướng, mục tiêu, chiến lược, giải pháp và kiên định với triết lý giáo dục đề ra; (2) Đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động; (3) Đổi mới quản trị các hoạt động dạy học, chuyển từ dạy học coi trọng nội dung, hình ảnh, chuẩn kiến thức kĩ năng sang dạy học tích cực hướng vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực người học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Chuyển đổi cách điều hành truyền thống sang quản lý bằng thể chế trong các hoạt động dạy học; (4) Đổi mới quản trị nhân sự theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo, tạo động lực; xây dựng môi trường làm việc nhân văn và khai phóng; (5) Đổi mới quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường theo hương coi trọng phân công, uỷ quyền trên cơ sở bản mô tả công việc; (6) Đổi mới quản trị tài chính dựa trên việc tổ chức thực hiện và kiểm soát các giao dịch tài chinh hiệu quả, tối ưu và đa dạng hoá các nguồn lực tài chính, tập trung vào đầu tư trang thiết bị dạy học và nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên; (7) Đổi mới quản trị chất lượng giáo dục thông qua việc đánh giá mức độ đạt được và sử dụng kết quả tự đánh giá và kiểm định nhằm liên tục cải tiến chất lượng, triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục chất lượng cao; (8) Đổi mới quản trị văn hoá nhà trường.

 

 

Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị

 

 

 

09:11 04/11/2023

Sự kiện

bet 365 com
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: vilavo.com
 
© bet 365 com Nhiệm Hữu Hạn.Nền tảng chính thức All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ